- Mạ kẽm nhúng nóng
- Cơ khí - kết cấu thép
- Xây dựng
Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng
1. Đặc tính công nghệ dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng.
- Đặc tính kỹ thuật công nghệ của dây chuyền sẽ quyết định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và các yếu tố liên quan đến việc quản lý như ảnh hưởng của dây chuyền thiết bị đến môi trường, tuổi thọ và mức độ tin cậy của hệ thống thiết bị, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Những thiết bị cơ bản để mạ kẽm nhúng nóng chảy bao gồm: Bể mạ kẽm, lò để đun nóng bể mạ, các cơ cấu để nhúng, đẩy chi tiết vào kẽm nóng chảy và rút chúng ra khỏi khối nóng chảy.
- Bể mạ kẽm: Năng suất thiết bị và chất lượng của lớp mạ phụ thuộc nhiều vào kết cấu của bể, kích thước của nó, tuổi thọ (thời hạn sử dụng bể).
- Lò mạ kẽm và phương pháp vận hành: Hiện tại, việc thiết kế hệ thống gia nhiệt và vận hành lò mạ được sử dụng dưới hình thức gia nhiệt bằng hệ thống đốt dầu. Đây là phương pháp sử dụng khá phổ biến tại các nước phát triển. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian nung chảy nhanh, thích hợp với dây chuyền công suất lớn, hệ thống nâng nhiệt và kiểm soát nhiệt độ tự động. Ngoài ra chi phí vận hành ít hơn chi phí gia nhiệt bằng hệ thống đốt điện hoặc ga ở Việt Nam. Bể được đảm bảo phân bổ nhiệt đồng đều do được cấp nhiệt theo phương pháp đun nóng bể cưỡng bức tuần hoàn (có quạt thông gió). Nhiệt sử dụng ở phương pháp này lớn gấp vài lần so với đốt nóng bình thường. Tốc độ khí tạo ra từ 15 – 20m/ giây. Nhiệt độ của sản phẩm đốt nóng không khí xung quanh bể là 550 – 600oC và sau khi hao phí thì sử dụng 450 – 500oC. Khối lượng hàng mạ kẽm được quản lý chặt chẽ với khối lượng chi tiết xác định trong một đơn vị thời gian nên bể được giữ nhiệt độ ổn định. Lượng này phụ thuộc vào khối lượng của chi tiết và thể tích kẽm trong bể. Chẳng hạn khi bể chứa 50 – 80 tấn kẽm trong 1 giờ cần phải đưa 3 – 4 tấn chi tiết, còn bể chứa 100 – 150 tấn kẽm thì cần 5 – 6 tấn chi tiết.
- Thiết bị vận chuyển chi tiết trong kẽm nóng chảy gồm các cầu trục chịu trọng tải lớn với hệ thống nhiều tốc độ lên xuống, đảm bảo thời gian nhúng của từng loại chi tiết.
2. Quy trình công nghệ mạ kẽm nhúng nóng.
Công suất.
- Công suất thiết bị mạ: 22 000 tấn/ năm
- Khối lượng mạ tối đa cho 1 mẻ là từ 1500 – 2000 kg sản phẩm
Công nghệ.
- Công nghệ lò mạ: Đảm bảo cho kết cấu thép được mạ ở nhiệt độ tiêu chuẩn ổn định từ 440 – 460oC đảm bảo độ dầy lớp mạ.
- Chất lượng nguyên liệu đầu vào: Kẽm Hàn Quốc với độ tinh khiết của kẽm là 99,995%. Kẽm Nhật Bản pha chế với độ tinh khiết tối thiểu 98,5%. Đây là những nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao nhất mà thế giới đang sử dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Cách pha chế dung dịch tẩy rửa, trợ dung và dung dịch đúng theo tiêu chuẩn.
- Thao tác vận hành nhân viên sản xuất: Đảm bảo đúng thời gian tẩy rửa, ngâm sản phẩm trong môi trường kẽm nóng chảy.
- Nguyên tắc quan trọng của quá trình nhúng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm tốt là:
+ Giảm tối đa khối lượng những dụng cụ nhúng vào kẽm nóng chảy để hạn chế tiêu hao nhiệt, cũng như làm giảm chất lượng nhúng.
+ Bề mặt kẽm nóng chảy phải không có oxit, tro và các tạp chất.
+ Sản phẩm phải nhúng nhanh và không để nổi.
+ Thời gian nhúng phải nhanh để giữ độ dày lớp mạ trong giới hạn yêu cầu cũng như đạt được tính đồng nhất và đủ nhiệt độ bắt đầu tăng lại.
Sơ đồ quy trình công nghệ mạ kẽm nhúng nóng:
Chuẩn bị và phân loại kết cấu thép => Tẩy sạch sơn, dầu mỡ (nếu có) => Tẩy rỉ hóa học => Rửa nước (lần 1) => Rửa nước (lần 2) => Nhúng trợ dung => Sấy khô => Nhúng kẽm nóng chảy => Làm nguội và xử lý lớp mạ => Kiểm tra chất lượng => Xếp lô, bảo quản và xuất xưởng