Công nghệ mạ kẽm nhúng nóng

Ngày đăng: 16/10/2015 - Danh mục: Tin tức chung

Mạ kẽm nhúng nóng là mạ nhúng trong dung dịch kim loại nóng chảy. Mạ nhúng kẽm nóng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất : mạ lang cang cầu, mạ ăng ten, ống thép…

Qúa trình hình thành lớp mạ kẽm nhúng nóng như sau: sắt hòa tan trong kẽm nóng chảy, kẽm và sắt hình thành hợp chất kim loại, trên bề mặt hợp kim hình thành lớp mạ kẽm tinh khiết. Như vậy sắt bị tổn thất. Tổn thất sắt là tổng trọng lượng sắt mất đi khi sắt hòa tan tạo thành kẽm cứng và sắt tạo thành lớp mạ hợp kim cùng với kẽm.

Trong dung dịch kẽm nóng chảy, khi chưa cho vào nguyên tố khác để kiềm chế sinh trưởng lớp mạ hợp kim thì độ dày lớp mạ hợp kim phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nhúng, mà không phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chi tiết. Ngược lại, độ dày lớp mạ kẽm tinh khiết phụ thuộc vào tốc độ di chuyển mà không phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nhúng. Tốc độ hòa tan của sắt phụ thuộc vào thời gian nhúng. Thời gian nhúng càng dài, sắt hòa tan càng nhiều, chât lượng lớp mạ xấu, đồng thời độ dày lớp mạ kim loại tăng. Thành phần kim loại nền cũng ảnh hưởng quan trọng khi mạ kẽm .

THAO TÁC MẠ KẼM:

Định kỳ vớt bỏ kẽm cứng lắng xuống đáy bể. Không nhúng quá lâu làm xáo trộn kẽm cứng ở đáy bể. Trước khi nhúng và lấy vật mạ ra phải gạt sạch sẽ trên bề mặt để tránh xỉ bám theo vật mạ. Cần phân loại vật mạ theo vật liệu, theo độ lớn, độ dày để mạ riêng cho từng loại, theo chỉ tiêu kỹ thuật cho phù hợp. Phải thiết kế các lỗ thoát hơi ở trên cùng và lỗ chảy thoát kẽm ở dưới cùng cho các hộp rỗng, các ống, các khe và bố trí các lỗ này nằm trên cùng một đường thẳng đứng để cho hơi và kẽm lỏng dễ thoát nhất, kích thước lỗ tối thiều là 12 mm.

Từ Khóa:

Bài viết liên quan

Sản phẩm tiêu biểu